MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH LỊCH SỬ
Ngành
đào tạo: LỊCH SỬ
Trình
độ đào tạo: Đại học (Cử nhân)
Loại
hình đào tạo: Chính quy
Mã
ngành đào tạo: 52220310
Thời
gian đào tạo: 4 năm
Khối
lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ
1.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình đào tạo ngành Lịch sử
hướng đến các mục tiêu sau đây:
1.1.
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân
Lịch sử có phẩm chất chính trị, đạo đức và
sức khỏe tốt; nắm
vững kiến thức về các lĩnh vực cơ bản của khoa học lịch sử; có
đủ kỹ năng và
năng lực chuyên môn để làm việc hiệu quả trong lĩnh vực nghiên
cứu, giảng dạy
lịch sử; có khả năng tự học để nâng cao trình độ và có thể học
tiếp lên các bậc
cao hơn để đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội.
1.2.
Mục tiêu cụ thể
Sinh viên tốt nghiệp từ chương
trình đào tạo ngành Lịch sử có thể:
M01:
Có phẩm chất đạo đức cá nhân, trách
nhiệm và đạo đức nghề nghiệp,
trách nhiệm và đạo đức xã hội; có lòng tự hào về
truyền thống lịch sử dân tộc và ý
thức trách nhiệm công dân.
M02:
Có
kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội - nhân văn
phù hợp với chuyên ngành được đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn cho
việc học tập và nghiên cứu khoa học lịch
sử. Có những hiểu biết về chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc
phòng để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển
bền vững của cộng đồng.
M03: Có kỹ năng sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng giao
tiếp, thuyết trình; kỹ năng phản biện xã hội; khả năng sử dụng các phương tiện
kỹ
thuật truyền thông, ngoại ngữ một cách có hiệu quả, phục vụ cho việc thực
hành
nghề nghiệp, nghiên cứu và tự đào tạo; có ý thức và kỹ năng tự học và học
tập suốt đời.
M04: Có kiến thức chuyên
sâu về khoa học lịch sử; có năng lực vận dụng các
tri thức và phương pháp của khoa học lịch sử
vào việc đề xuất và triển khai thực hiện
những đề tài nghiên cứu thuộc các
chuyên ngành của khoa học lịch sử cũng như khoa
học xã hội nhân văn nói chung.
M05:
Có
năng lực và các kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được các yêu cầu công
việc liên
quan đến kiến thức lịch sử: nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu
khoa học; giảng dạy ở các
bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, phổ
thông; làm việc ở các trung
tâm lưu trữ, bảo tàng, di tích lịch sử; các cơ quan Đảng,
Nhà nước, đoàn thể xã
hội từ trung ương đến địa phương; các cơ quan truyền thông…
M06: Có khả năng học tiếp ở các bậc học
cao hơn thuộc các chuyên ngành khoa
học lịch sử và các chuyên ngành gần, đáp
ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
1.3.
Cơ hội việc làm
Công
việc phù hợp
Làm các công tác
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử, cũng như những công việc có
yêu cầu chuyên môn
liên quan đến kiến thức lịch sử và các kiến thức khoa học xã
hội nhân văn.
Loại
hình cơ quan, tổ chức phù hợp
- Các viện,
trung tâm nghiên cứu liên quan đến lịch sử, văn hóa, dân tộc học,
khảo cổ học.
- Các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, phổ thông.
- Các bảo tàng,
di tích lịch sử, trung tâm lưu trữ.
- Các cơ quan
báo chí, nhà xuất bản, tạp chí chuyên ngành lịch sử và khoa
học xã hội nhân
văn.
- Các tổ chức,
cơ quan, đoàn thể xã hội trung ương và địa phương có yêu
cầu chuyên môn liên
quan trực tiếp đến kiến thức lịch sử: Ban Tuyên giáo, UBND
các cấp, Sở VHTTDL,
phòng văn hóa địa phương, trung tâm chính trị, cơ quan công
an, quân đội, du lịch,
ngoại giao…
2.
CHUẨN ĐẦU RA MÔ TẢ THEO NĂNG LỰC
Chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo ngành Lịch sử bao gồm 12 chuẩn đầu ra
trong đó 5 chuẩn đầu ra
đầu tiên ứng với giáo dục đại cương và 7 chuẩn đầu ra còn lại
ứng
với giáo dục chuyên nghiệp.
Một cách tổng quát, sinh viên tốt
nghiệp từ chương trình đào tạo ngành Lịch sử sẽ
thể hiện được các năng lực mô
tả trong các chuẩn đầu ra sau đây:
Chuẩn
đầu ra giáo dục đại cương
C01: Có trách nhiệm, đạo
đức cá nhân, xã hội và nghề nghiệp.
C02:
Hiểu
biết cơ bản và có khả năng áp dụng các kiến thức khoa học tự nhiên,
xã
hội và nhân văn (lý luận chính trị, an ninh quốc
phòng, địa lý học, tâm lý học, xã
hội học, pháp luật, tin học,
thống kê…) vào nhận
thức và nghiên cứu khoa học lịch sử.
C03:
Khả năng làm việc
độc lập và làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, thuyết
trình; kỹ năng phân tích,
phản biện các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội.
C04:
Khả
năng giao tiếp ở các hình thức nghe, nói, đọc, viết bằng một trong các
ngoại ngữ
Anh, Pháp, Trung, Hàn, Nhật ở trình độ tối thiểu bậc 3/6 theo khung năng lực
ngoại ngữ Việt Nam.
C05:
Sử
dụng máy tính và các phần mềm thông dụng như: Word, Excel,
Powerpoint, Gmail,
SPSS, Nvivo… vào các công việc giao tiếp đa phương tiện, tìm
kiếm thông tin
trên mạng Internet, soạn thảo văn bản, trình bày, thực hiện các tính toán
thống
kê trong khoa học xã hội và nhân văn nói chung.
Chuẩn
đầu ra giáo dục chuyên nghiệp
C06:
Thực hiện
quy trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử Việt Nam, lịch sử
thế giới (sưu tầm;
xử lý, phân tích so sánh đối chiếu tư liệu; đánh giá sự kiện; rút ra ý
nghĩa và
bài học kinh nghiệm) thông qua các nguồn sử liệu như: di tích lịch sử, hiện
vật
bảo tàng, thư tịch, văn kiện, tư liệu dân gian, hồi ký, các công trình nghiên
cứu…
Có khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên
ngành.
C07: Tham gia điều tra, phát hiện, khai
quật khảo cổ học và nghiên cứu các di tích,
di vật hoặc văn hóa khảo cổ.
C08: Tổ chức, thực hiện điền dã dân tộc
học để nghiên cứu những vấn đề kinh tế,
xã hội và văn hóa của các tộc người.
C09: Vận dụng kiến thức lịch sử để nhận
diện, phân tích và đánh giá những sự
kiện thời sự chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa của đất nước, khu vực và thế giới.
C10: Giảng dạy, tư vấn và truyền thông
những vấn đề liên quan đến kiến thức
lịch sử, văn hóa.
C11: Vận dụng sáng tạo tri thức lịch sử
để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
C12:
Có khả năng học tiếp các bậc học
cao hơn về khoa học lịch sử sau khi
tốt nghiệp. Có năng lực tự
học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn
nghề nghiệp.
* *
*